Rệp sáp (Pseudococcus sp) có kích thước nhỏ, hình bầu dục, trên thân có phủ lớp sáp trắng. Rệp sáp rất ít di chuyển, khi lớn chủ yếu di chuyển là nhờ cộng sinh với kiến. Rệp sáp xuất hiện quanh năm và phát triển mạnh khi gặp điều kiện thích hợp như ẩm độ thấp, nhiệt độ cao trong mùa khô
1. Triệu chứng gây hại
Trên hồ tiêu rệp sáp gây hại ở 2 bộ phận là phần thân trên và dưới gốc.
Rệp sáp thường sống tập trung và bám chặt vào các bộ phận non và mặt dưới của lá, dùng vòi chích hút nhựa làm cho cây suy yếu dẫn đến vàng lá.
Ngoài ra, rệp sáp còn gây hại ở gốc thân và cổ rễ cây tiêu. Với sự xuất hiện của nấm Bornetina sp ở trong đất tạo thành những khối u xù xì trên bề mặt rễ, làm cho vỏ rễ bong chốc ra, không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến vàng lá.
Cây bị hại nặng có thể làm vườn cây còi cọc và chết.
Lưu ý: Rệp sáp gây hại ở gốc, rễ rất giống với triệu chứng vàng lá do ngộ độc phân bón.
2. Đặc điểm phát sinh và gây hại
Rệp sáp xuất hiện quanh năm, vào mùa khô rệp gây hại rất mạnh và phát triển rất nhanh về mật số. Là loài gây hại nguy hiểm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người trồng hồ tiêu hiện nay.
Sau thời gian rệp sáp phát sinh thường có nấm bồ hóng đen phát triển trên chất thải do rệp tiết ra tiếp tục gây hại làm đen vỏ quả, mặt lá gây trở ngại khả năng quang hợp của cây làm giảm năng suất và chất lượng hạt tiêu.
Chất thải của rệp sáp còn là thức ăn cho kiến đến sống cộng sinh, kiến tha rệp chui xuống đất và tiếp tục bám chích hút nhựa ở gốc và rễ cây. Làm cho rễ cây không hút được dinh dưỡng dẫn đến cây tiêu cằn cỗi, lá vàng, hoa và quả phát triển kém rồi héo dần và chết khi bộ rễ bị gây hại nặng.
Vết thương do rệp sáp gây ra trên cây tiêu là nơi các nấm bệnh dễ xâm nhiễm, gây hại làm tiêu bị bệnh.
3. Các biện pháp phòng trừ
Nên chú trọng việc thực hiện biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
a. Biện pháp canh tác
– Làm đất kỹ: Không làm bồn sâu, đào rãnh thoát nước không để vườn bị úng trong mùa mưa.
– Dùng giống kháng, giống sạch bệnh.
– Tưới nước giữ độ ẩm vào mùa khô để hạn chế rệp sáp phát sinh.
– Kiểm tra vườn thường xuyên nhầm phát hiện và xử lý kịp thời:
+ Thu dọn tàn dư thực vật đem ra khỏi vườn, giữ vườn luôn sạch sẽ.
+ Cắt tỉa cây che bóng để tạo độ thông thoáng và ánh sáng đầy đủ cho vườn tiêu.
+ Hạn chế xới xáo đất trong vườn, nên nhổ cỏ gốc bằng tay tránh làm tổn thương bộ rễ. Trồng cây che phủ đất giữa các hàng tiêu bằng các loại cây phân xanh để giữ ẩm.
+ Không trồng xen trong vườn tiêu những cây có cùng ký chủ như: họ cà, họ bầu bí…
– Vệ sinh các dụng cụ làm vườn.
b. Biện pháp sinh học
– Bón phân cân đối: Chỉ bón phân với lượng vừa đủ, cân đối, hợp lý nên chia ra bón nhiều lần trong năm.
– Tăng cường bón phân hữu cơ, các loại phân có tác dụng cải tạo đất và sử dụng các chế phẩm vi sinh đối kháng như: Pseudomonas, Trichoderma…
– Thường xuyên bổ sung phân bón trung vi lượng, bằng việc phun phân bón lá cho cây hồ tiêu.
– Trừ kiến là đối tượng môi giới.
– Bảo vệ các loài thiên địch đối với sâu hại cây tiêu.
c. Biện pháp hóa học
– Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết. Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phải nằm trong danh mục được cho phép sử dụng ở Việt Nam, khi sử dụng phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng.
– Phần thân trên: Phun thuốc thật kỹ vào mặt dưới của lá, toàn bộ thân cành và chùm quả nơi rệp cư trú.
– Phần dưới gốc: Trước khi xử lý thuốc cần phải xới sáo quanh gốc cho rệp lộ ra. Tưới nước cho đất đủ ẩm để thuốc dễ thấm sâu xuống tầng rễ bên dưới, mới trừ được triệt để rệp.
– Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất: Imidacloprid, Chlorpyrifos Ethyl, Abamectin, Buprofezin, Fenobucarb … để phòng trừ.
– Khi phát hiện thấy rệp có mật độ cao thì phun hoặc tưới thuốc BVTV sau:
* Imchlorad 350EC: Gồm 2 hoạt chất Imidacloprid + Chlorpyrifos Ethyl.
+ Hoạt chất Imidacloprid: Có tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp. Phổ tác dụng rộng, diệt được nhiều loại sâu như: Sâu khoang, sâu xanh, sâu vẽ bùa, rầy xanh, rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ… Ngoài ra, còn dùng trừ các sâu hại trong đất như sùng trắng…
+ Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl: Có tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi. Phổ tác dụng rộng, hiệu lực trừ sâu nhanh: Sâu đục thân lúa, sâu cuốn là lúa, sâu đục thân mía, sâu đục cành cà phê, sâu đục quả cây ăn trái, sâu xanh, sâu khoang, rầy rệp, bọ xít…
=> Thuốc Imchlorad 350EC trừ sâu diệt rầy rệp bằng tác động cả 4 đường: tiếp xúc, vị độc, nội hấp và xông hơi. Với tác động nhiều mặt như trên, thuốc có hiệu lực diệt trừ cao với cả các loài sâu miệng nhai, miệng chích hút hiệu quả cao và kéo dài.
* Imburad 300WP: Gồm 2 hoạt chất Imidacloprid + Buprofezin.
+ Hoạt chất Imidacloprid: Có tác động tiếp xúc, nội hấp lưu dẫn. Phổ tác dụng rộng, diệt rầy nhanh mạnh, diệt cả rầy trưởng thành và nhiều loại sâu khác.
+ Hoạt chất Buprofezin: Ức chế hình thành chất chitin trong vỏ trứng và da rầy non, làm rầy chết do không lột xác được, rầy trưởng thành không có trứng hoặc trứng đẻ ra bị ung. Hiệu lực trừ rầy kéo dài, rất ít hại thiên địch.
=> Thuốc Imburad 300WP với hỗn hợp 2 hoạt chất trên vừa đặc trị rầy nâu còn diệt được rầy lưng trắng, rầy xanh, nhiều loại sâu hại cho lúa, đồng thời ngăn ngừa môi giới truyền vi rút gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá rất nguy hiểm cho lúa. Ngoài ra, thuốc còn dùng trừ rệp sáp hại hồ tiêu, cà phê, na (mãng cầu), bọ trĩ hại dưa hấu… Ít độc với người và môi trường.
Chú ý: Để đảm bảo hiệu lực của thuốc nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát khi rệp mới xuất hiện và phun tiếp lần 2 sau 7 – 10 ngày để diệt rệp lứa sau.
Nguồn: Sưu tầm