Mùa hoa cà phê trên Tây Nguyên

    Nói đến mùa khô Tây Nguyên là nói đến cái nắng, cái gió và nỗi nhớ. Mới nghe đến đã cảm thấy có cái gì đó rất khắc nghiệt. Đúng vậy, mùa khô ở Tây Nguyên kết hợp nắng, gió, khô, lạnh,… nhưng phong cảnh rất đẹp bởi bạt ngàn màu trắng hoa cà phê.

     Nếu khách muốn biết gia đình nào có bao nhiêu con gái, hãy nhìn vào cửa sổ: nhà nào có bao nhiêu cửa sổ thì có bấy nhiêu con gái. Cửa sổ đóng kín nghĩa là cô gái ấy chưa “bắt chồng”, còn cửa sổ nào mở rộng có nghĩa là cô gái ấy đã “bắt chồng”.Chọn thời điểm đến tây nguyên
Tháng 12 dương lịch là thời điểm lý tưởng để du khách đến Tây Nguyên bởi lúc này nơi đây diễn ra nhiều lễ hội và là mùa hoa dã quỳ nở vàng rực trên đất đỏ bazan.
Đi Tây Nguyên mà không uống rượu cần thì coi như chưa tới Tây Nguyên. Nhưng mỗi dân tộc ở Tây Nguyên lại có văn hóa uống rượu cần khác nhau mà du khách cần tìm hiểu.
Người dân Xêđăng có lệ: Trước khi uống rượu chủ nhà đặt gan gà thái miếng lên tai ghè rồi khấn thần linh. Già làng luôn là người uống đầu tiên. Thường khách được mời cầm cần đầu tiên, nhưng khách nên mời già làng và chủ nhà uống trước.  Với người H’Rê, khi mọi người đã ngồi quanh ghè rượu, chủ nhà đứng dậy, rút một cọng tranh trên mái nhà cắm vào ghè rượu (tượng trưng cho việc mời trời và tổ tiên uống trước), sau đó đổ nước. Nếu chủ nhà đổ nước đầy miệng ghè, đó là cách tỏ ý kính trọng khách. Khách phải uống hết phần rượu mời mới là quý nhau.
Thông thường, mỗi cuộc rượu có một người điều hành được cử ra. Cần phải được liên tục chuyển từ người này sang người khác. Ai không uống phải dùng ngón tay cái bịt đầu cần. Khách dược mời còn nên biết được nhiều phong tục khác.
Nhà Dài Êđê có hai cầu thang, một là cầu thang Cái – dành riêng cho phụ nữ và khách quý lên xuống. Đỉnh của cầu thang được đẽo giống như mũi con tàu, phía dưới có một vầng trăng khuyết và bộ ngực phụ nữ tượng trưng cho chế độ mẫu hệ. Cầu thang Đực thường nhỏ hơn rất nhiều và được đặt cách xa phía bên trái dành cho những người đàn ông trong gia đình lên xuống. Thường bậc của hai loại cầu thang trên có số lẻ: 3,5,7 (người Êđê thích nhất con số 7).

     Thời tiết sau tết ở Ban Mê gió lạnh và khô. Sáng sớm, phố núi đón mọi người trong sương giá mờ mờ và trong trẻo hơi thở phả ra từ cánh mũi. Một ngụm cà phê nơi góc quán giữa phố núi, lại thấy hồn xao động với chuyến đi trong dự kiến.

Tây Nguyên tháng ba mùa hoa cà phê
Trong tiếng mưa rơi lẫn tiếng hát trầm bổng của người nghệ sĩ nổi tiếng miền đất nắng gió và ly cà phê đậm đà, thơm hương trong cái lạnh của miền núi này ngọt ngào hơn khi uống ở bất cứ nơi đâu.
Không phải ai cũng có may mắn đến Tây Nguyên đúng vào mùa hoa nở. Vì vụ hoa cà phê thường nở 2 -3 đợt đến tận cuối mùa xuân và mỗi vụ hoa nở nhanh rồi tàn cũng nhanh như khi bừng nở, chỉ vài ngày là những thảm hoa chuyển thành những nụ quả xinh xinh.


Cuối mùa xuân, hoa cà phê đã ít hơn và những quả non đã nhú trên cành, báo hiệu một mùa cà phê bội thu. Khoác balô đi khắp Tây Nguyên suốt mùa xuân, đến đâu cũng say trong hương hoa cà phê ngào ngạt.
     Những cánh rừng cà phê xanh chỉ qua một đêm đã chuyển thành hoa trắng bồng bềnh, khiến người ghé thăm không khỏi ngỡ ngàng. Dưới bầu trời trong xanh và cái nắng nhẹ, màu trắng của loài cây kinh tế miền sơn cước dệt nên những thảm trắng trải dài khắp các triền đồi, nhà vườn, nhà rẫy của người dân Ban Mê.
Thời điểm mùa xuân cũng là thời gian đông khách nhất trong năm của Buôn Ma Thuột. Khách phương xa đến Tây Nguyên để hòa mình vào cùng phong cảnh thiên nhiên đặc trưng của miền nắng gió cùng rất nhiều lễ hội đặc sắc.
Mùi hương ngọt ngào của hoa cà phê quyến rũ bầy ong khắp nơi bay về vờn phấn, hút mật để tạo ra những giọt mật thơm ngon, đặc sánh.      Và trong khung cảnh thơ mộng ấy, từng đàn bướm đủ màu sắc cũng theo hương hoa cà phê đua nhau kéo đến bay lượn khắp trời Ban Mê, tạo nên một bức tranh ngây ngất lòng người. Loài hoa ấy, hương sắc ấy là một nét đẹp đặc trưng của vùng đất đỏ bazan, đem lại cái hồn cho mùa hoa cà phê, khiến Ban Mê chưa xa đã nhớ.

Ruộng bậc thang Tây Nguyên
Hằng năm cứ đến khoảng giữa tháng 9, đầu tháng 10, dân săn ảnh du lịch thường ngược lên Tây Bắc xa xôi thưởng ngoạn, chụp ảnh những thửa ruộng bậc thang óng ánh một màu vàng khắp những sườn đồi. Ít ai biết ngay ở Tây nguyên cũng có một mùa vàng như thế.

     Thôi thúc những bước chân lang bạt. Những ngày này khắp Măng Buk, Măng Đen hay thung lũng Mường Hoong, rẻo cao Ngọc Linh… đang vào mùa lúa chín. Dân làng nô nức ra đồng gặt lúa, tiếng cười nói vang dậy khắp nơi.
Những thôn, làng, rẻo cao ở đây cũng trồng lúa mỗi năm một vụ mùa. Hầu như nhà nào cũng trồng lúa và lúa dùng để ăn trong năm. Mùa ấm no đang về trên những rẻo cao Tây nguyên.

Vị trí địa lý, khí hậu đặc trưng Tây Nguyên
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước. Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 0C điều hoà quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C. Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.

Nguồn: Công ty Cổ phần Bình Điền – MeKong
Cao Hồng Vân sưu tầm

Liên hệ