Cỏ dại trên ruộng lúa và cách phòng trị

Cỏ dại là mối quan tâm hàng đầu của nông dân đặc biệt là trồng lúa. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.
Phân loại theo đặc điểm thực vật cho thấy trên ruộng có 3 nhóm cỏ:
Nhóm cỏ hòa bản: cỏ có bản lá hẹp, như cỏ lồng vực, đuôi phụng, gân phụ song song với gân chính dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là chùm, ăn nông. Đây là nhóm cỏ khó phòng trị do hạt cỏ dễ phát tán trong gió.
Nhóm cỏ chác lác: như rau bợ, cỏ xà bông…, lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc
Nhóm cỏ lá rộng: là các loại cỏ như cói, lác, năn… lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.


Cỏ đuôi phụng

Cỏ lồng vực

Rau bợ

Cỏ xà bông

Lác cói

Tác hại của cỏ:
1. Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất nông sản giảm.
2. Là ký chủ của sâu bệnh: Các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh.
3. Làm tăng chi phí sản xuất: như tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hoá chất…

Các biện pháp phòng trừ cỏ dại:
Hiện nay  không có một biện pháp quản lý cỏ lúa đơn độc nào có thể phòng trừ hiệu quả cỏ lúa . Các biện pháp ngăn ngừa là chính trước khi áp dụng các loại thuốc trừ cỏ.
Biện pháp phòng:
– Sử dụng giống sạch hạt cỏ, giống xác nhận hay giống nguyên chủng.
– Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ.
– Vệ sinh nông cụ, máy máy móc từ ruộng lúa bị nhiễm sang ruộng chưa nhiễm.
– Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.
– Dùng phân hữu cơ đã ủ hoai mục.
Biện pháp trừ:
Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp và dùng thuốc hoá học.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ cỏ được coi là biện pháp hữu hiệu nhất vì nó tiết kiệm được công lao động, có thể sử dụng nhanh chóng trên diện rộng và được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau, không cực nhọc, vất vả như các biệp pháp làm cỏ khác.
Các loại thuốc trừ cỏ:
Hiện công ty Cổ phần Bình Điền MeKong có nhiều chủng loại thuốc diệt cỏ khác nhau mang nhãn hiệu thuốc cỏ Đầu Trầu.
Trước khi làm đất cần dọn sạch cỏ dại trên ruộng. Nếu ruộng quá nhiều cỏ mà điều kiện thời gian cho phép thì trước khi làm đất khoảng 10 – 15 ngày, bà con có thể sử dụng cỏ cháy với tên thương hiệu Lagoote 210SL của công ty. Hoặc cày bừa ruộng cho cỏ mọc, sau đó bừa trục lại để giảm bớt hạt cỏ trong đất.

Thuốc trừ cỏ LAGOOTE 210 SL

Tính năng
– Hoạt chất:  Paraquat dichloride  210 gam/ lít. Không chọn lọc
– Tác động: Tiếp xúcCông dụng
– Diệt trừ tất cả các loại cỏ trên đất không trồng trọt.Hướng dẫn sử dụng: 100 – 120ml / 25 lít nước.
Phun khi cỏ còn xanh đang phát triển tốt. Tránh để thuốc dính lên cây trồng.

Ngoài ra với cỏ lúa bà con có thể sử dụng các loại tiền nảy mầm và hậu nảy mầm của công ty .
Cỏ tiền nảy mầm: phun thuốc khi cỏ chưa mọc hoặc mới mọc được một lá, loại thuốc này phải phun sớm sau khi sạ lúa khoảng 1-3 ngày, cần trang bằng mặt ruộng và đất đủ ẩm. Sau phun vài ngày cho nước vào ruộng (1-3 ngày), không để ruộng khô sau khi phun thuốc. Trong năm 2015, công ty đã cho ra thị trường loại sản phẩm tiền nảy mầm với tên thương mại là TOPHIZ 300 EC


Thuốc trừ cỏ lúa TOPHIZ 300 EC
Tính năng
– Hoạt chất:  Pretilachlor 300 gam/ lít + Fenclorim(chất an toàn) 100 gam/ lít, có tính chọn lọc
– Tác động: Nội hấp* Công dụng
– Diệt trừ các loại cỏ hại lúa sạ.Hướng dẫn sử dụng: 100 ml / 25 lít nước.
Phun thuốc sau khi sạ 1 – 4 ngày.

Cỏ hậu nảy mầm: dùng thuốc khi cỏ đã mọc ra lá (cỏ có từ 2-7 lá tương ứng với lúa sạ được 7-15 ngày ). Khi phun thuốc ruộng phải tháo cạn nước để lá cỏ tiếp xúc được với thuốc. Phun thuốc xong 2-3 ngày cho nước vào ruộng (không để nước ngập ngọn lúa) và giử mực nước trong ruộng phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của lúa


Thuốc trừ cỏ lúa QUIPYRAD 500 WP
Tính năng
– Hoạt chất:  Quinclorac  450 gam/ kg +  Pyrazosulfuron Ethyl 50 gam/ kg, có tính chọn lọc
– Tác động:
Quinclorac là thuốc cỏ chọn lọc nội hấp chủ yếu qua lá, tác dụng hậu nảy mầm sớm (cỏ 2 – 3 lá) hiệu quả với nhóm cỏ hòa bản.
Pyrazosulfuron Ethyl là thuốc cỏ nội hấp chủ yếu qua rễ tác động với cỏ trước khi mọc mầm và sau khi mọc mầm đặc trị cỏ năn lác và lá rộng.Công dụng
– Diệt trừ các loại cỏ hại lúaHướng dẫn sử dụng: gói 23g / 25 lít nước.
Phun thuốc sau khi sạ 7 – 15 ngày.
Không phun khi nhiệt độ không khí dưới 200C
Không phun thuốc khi lá lúa còn động sương.

Đối với thuốc cỏ bà con nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun thuốc. Một số  nhận biết cây lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ.
Vào giai đoạn lúa mới sạ: Cây lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ thường có hiện tượng vàng lá, lùn cây, lâu hồi xanh, chậm đẻ nhánh làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng lúa cuối vụ. Đọt non có màu vàng, lá lúa tròn se lại như hành lá. Một bụi lúa có từ 1-3 đọt nôn bị ngộ độc khi bụi lúa bị ngộ độc nặng có thể ảnh hưởng hết các chồi.

Nguồn: Lê Duy Linh – Công ty CP Bình Điền – MeKong

Liên hệ