Giới thiệu Phân bón ĐẦU TRÂU BĐ-MK NPK 20-20-15 Plus cải tiến

Phân bón Đầu Trâu NPK 20-20-15 Plus với công nghệ mới, sử dụng nguyên liệu từ quặng Sulpomag thiên nhiên nhập khẩu của Mỹ và bổ sung chế phẩm Penac P của Đức. Cung cấp nguồn dinh dưỡng khoáng Kali và trung lượng dễ tiêu  từ thiên nhiên, không chứa Clo, là loại muối trung tính , không làm chua đất. NPK 20-20-15 Plus CẢI TIẾN là sản phẩm dễ tan trong nước  phù hợp cho những vùng đất thiếu lưu huỳnh và magiê, an toàn mà không gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu đất. Đặt biệt NPK 20-20-15 Plus CẢI TIẾN được bổ sung chế phẩm Penac P – một chất có tác dụng dẫn chuyền năng lượng giúp làm tăng hiệu quả của nước và các chất dinh dưỡng khác trong đất, giúp cây trồng hấp thu tốt hơn, cải thiện năng suất và giảm lượng phân bón sử dụng cho nông dân .

*Đặc điểm của Sulpomag [1]

Sulpomag là một loại quặng thiên nhiên xuất xứ từ Mỹ dạng tinh thể màu trắng vàng trong khó tan, muốn tan nhanh trong nước phải nghiền thật mịn nhỏ. Khi được nghiền mịn để tạo thành nguyên liệu trong sản xuất phân bón sẽ có vai trò cải tạo, cân bằng môi trường đất và cung cấp lượng khoáng tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp cữu cơ mà không gây ảnh hưởng xấu đến pH của đất.

Thành phần:

+ K2O:   22.0 PCT min;

+ Mg:  11.0 PCT min;

+ S:  22.0 PCTmin;

+ Cl:  2.5 PCT max;

+ Độ ẩm: 0.5 PCT max.

* Đối với đất phèn:

Hỗ trợ cải thiện pH khi Mg2+ tăng do bón khoáng sulpomag có chứa Mg, độ phèn có thể giảm theo phương trình:

Clay-Al + Mg2+ + Na+→ Clay-Mg, Na + Al3+

Khi bón Sulpomag làm cho pH trong đất tăng lên, nhôm sẽ bị kết tủa theo phương trình sau:

Al3+ + 3H2O →  Al(OH)3↓ + 3H+

Sự có mặt của cation kiềm thổ  (Mg2+) làm cho đất có pH tăng lên đồng thời cố định các yếu tố gây độc cho cây như Al3+, Fe2+ và Mn2+ di động.

*Đặc điểm của Penac-P

Chế phẩm Penac-P được xuất xứ từ Penergitic Technology (tạm dịch là công nghệ chuyền năng lượng) Công nghệ này ra đời dựa trên cơ sở lý luận là một vật thể hay một sản phẩm thực phẩm như quả táo, hạt gạo, con cá hay một chất khoáng như silic luôn luôn chứa đựng trong bản thân nó 2 nguồn năng lượng: Năng lượng hóa học và năng lượng điện. [2] Các nguồn năng lượng này muốn chuyển từ môi trường này sang môi trường khác hay chuyền vào cơ thể của động và thực vật, cần có sự giúp đỡ của một tác nhân khác, tác nhân này được coi như chất mang và dẫn chuyền năng lượng.Trong sinh vật học, đó là Penergetic. Nhờ vậy, Penergetic giúp làm tăng hiệu quả của nước và các chất dinh dưỡng khác cho cây trồng và vật nuôi. Các chế phẩm tạo ra theo công nghệ này được đặt tên là Penac-P, Penac-K, G và T. Chế phẩm Penac-P dùng cho thực vật (lấy ký tự “P” của Pflanzen là thực vật). [2]

Thành phần của Penac gồm: Si02 chiếm 99,20%, có thể nói đây là thành phần chủ lực của sản phẩm. Ngoài ra còn có Al203 0,42%, Fe203 0,021%, Ti02, 0,03%, K20 0,11%, Na203 0,01%, Ca0 0,02% và Mg0 0,02%. Những thành phần này tuy có hàm lượng thấp, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng. Phương pháp chế biến các loại Penac bằng một loại thiết bị đặc biệt có từ trường mạnh làm cho Penac có cả khả năng tích lũy và  truyền năng lượng tăng cường quá trình trao đổi chất và hút dinh dưỡng  cho cây. Nhờ vậy mà chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ để bón phối hợp với phân hay hòa loãng phun trực tiếp lên cây đều có thể giúp giảm bớt một lượng phân khoáng đáng kể mà năng suất thu được tương đương hay cao hơn trường hợp không có Penac, do đó lợi nhuận mang lại cũng cao hơn đối chứng.[2]

Những kết quả đã ứng dụng ở nước ngoài:

Ở Thái Lan, áp dụng Penac-P trên cây nho tăng năng suất 1,5 tấn (25%) mà giá bán lại tăng cũng khá cao (20%). Tại Brazil xử lý Penac-P làm năng suất mía tăng bình quân trên nhiều loại đất là 8%, trên cây ngô bón Penac-P năng suất tăng 70%. Ở Phần Lan, sử dụng cho táo làm năng suất tăng 10 – 20%. Tác giả cũng cho biết riêng việc sử dụng chế phẩm Penac-P có thể giảm được lượng phân bón đến 20% [3].

Những kết quả đã ứng dụng ở Việt Nam: Khảo nghiệm trên nhiều cây trồng như lúa, ngô, bông và chè. Kết quả được nêu tóm tắt như sau [2]:

Trên lúa: Vụ HT 1999, tại Viện lúa ĐBSCL bón liều lượng 2 -3  kg Penac-P/ha, năng suất lúa tăng 24%. Tại huyện Ô Môn (Cần Thơ) năng suất lúa tăng 19,4%. Tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) năng suất tăng 25%. Tại huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tăng 21%. Tại huyện Tịnh Biên (An Giang) tăng 9,7%… Vụ xuân 2000, tại Ninh Bình năng suất lúa tăng 12,5%. Vụ mùa 2000 tại Thái bình năng suất lúa tăng 8,2%.

Trên ngô: Tại Nghệ An năm 2007, năng suất tăng 33,7%, lời ròng trên 10,6 triệu đ/ha.

Trên cây bông vải: Tại xã Hàm Chính, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) năm 2002 năng suất bông tăng 11%. Tại xã Phú Cần, huyện Krông Pa (Gia Lai) 2001, phun Penac-P năng suất bông tăng 11%, bón Penac-P năng suất bông tăng 37% (tăng 621 kg/ha).

Trên cây chè: Năm 2001, tại huyện Phú Lương (Thái Nguyên) năng suất chè búp tăng 25 – 30%.

* Thông tin sản phẩm:

Thành phần định lượng:

+ Nts: 20%

+ P2O5hh: 20%

+ K2Ohh: 15%

Bổ sung thành phần đặc biệt Sulpomag + Penac P.

Hướng dẫn sử dụng:

Sử dụng hiệu quả cho các loại cây trồng từ giai đoạn cây con đến trước ra hoa và nuôi trái non.

– Cây ăn trái: Bón 0,5-1,5 kg/cây/lần tuỳ vào tuổi cây.

– Cà phê: Bón 300-500 kg/ha/lần.

– Hồ tiêu: Bón 0,12-0,25kg/trụ/lần.

– Lúa: Thúc lần 1 và 2 bón 80-120 kg/ha/lần.

– Rau ăn lá, củ quả: Bón 10-15 kg/1.000m2/lần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • [1] Phạm Anh Cường (2017), Sử dụng khoáng thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 86-96.
  • [2] Mai Văn Quyền (2014), Chế phẩm Penac P, Chuyên mục Trồng trọt, Báo Nông nghiệp Việt Nam.
  • [3] Karen J Radke, Heather F Fletcher (2021), A Vision Becomes Reality, Teach Services Inc.                                                                                                                                   Ts.Phạm Anh Cường
Liên hệ