Bệnh thán thư hại cây trồng

Thán thư là bệnh hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng. Đặc biệt trên các cây dưa leo, dưa hấu, ớt, cam, quit, xoài, thanh long, chè, điều, cà phê, hồ tiêu… bệnh hại rất nặng nề, làm giảm sút nghiệm trọng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bệnh hại tất cả các bộ phận cây như lá, hoa, quả. Triệu chứng bệnh điển hình là những đốm nâu hơi lõm xuống, đường kính 3- 5 mm. Trên lá, nhiều vết bệnh liên kết làm khô cháy một mảng lá như ở các cây dưa, xoài, cam, quýt, chè, hồ tiêu. Trên cây chè bệnh còn làm khô cả búp. Trên cây xoài, điều, cà phê, bệnh làm hoa khô đen và rụng hàng loạt. Trên quả, bệnh cũng tạo thành những đốm màu nâu, ăn sâu vào bên trong làm thối một phần hoặc cả quả, phổ biến trên các dưa hấu, ớt, đu đủ, xoài, cam, quít, thanh long. Trên các cây ớt, cà phê bệnh có thể làm thối quả hàng loạt.
Bệnh do loài nấm có tên khoa học là Colletotrichum spp. Trên vết bệnh già có các hạt màu đen nhỏ li ti, đó là các ổ bào tử, trong đó mang rất nhiều bào tư. Nhìn qua kính hiển vi thấy bào tử chỉ gồm một tế bào, không màu, hình chùy, thẳng hoặc hơi cong. Bào tử nảy mầm xâm nhập vào trong bộ phận cây rồi phát triển thành sợi nấm để gây hại.
Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện nóng, ẩm, mưa nhiều. Với bệnh thán thư trên các loài cây tới nay vẫn chưa chọn tạo được giống kháng tốt.
Phòng trừ bệnh thán thư chủ yếu bằng biện pháp vệ sinh vườn cây và dùng thuốc. Biện pháp canh tác có tác dụng hỗ trợ một phần.
Cần thường xuyên vệ sinh vườn cây cho sạch sẽ, thông thoáng, ngắt bỏ tập trung tiêu hủy lá và các bộ phận cây bị bệnh. Mục đích là tạo điều kiện khô ráo hạn chế sự phát triển của nấm và tiêu hủy nguồn bệnh để giảm số lượng bào tử xâm nhập và lây lan. Giảm bớt nguồn bệnh là yêu cầu quan trọng trước hết để hạn chế bệnh bởi khi có điều kiện thích hợp cho nấm phát triển thì với nguồn bệnh nhiều vùng thuốc cũng không có hiệu quả cao.
Hiện có nhiều loại thuốc có hiệu lực cao với nấm thán thư, nhóm thuốc tiếp xúc diệt bào tử và sơi nấm còn ở bên ngoài cây, có tác dụng phòng bệnh là chính. Nhóm này chủ yêu có các thuốc gốc đồng và thuốc gốc Dithiocarbamate như Zineb, Mancozeb, Propineb. Nhóm thuốc nội hấp có thể diệt sơi nấm đã xâm nhập vào trong cây, có tác dụng trị bệnh đã phát triển gây hại. Nhóm này có các thuốc gốc Carbamate( Benomyl, Carbendazim, Thiophanate Methyl), gốc Triazole( Difenoconazole, propiconazole) và chất Azoxystrobin( Amistar).
Để thuốc có hiệu quả cao, ngoài việc thực hiện nguyên tắc” 4 đúng”( đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách), đối với bệnh thán thư việc dùng hỗn hợp thuốc tiếp xúc với thuốc nội hấp là rất cần thiết. Mục đích là hạn chế nguồn bệnh cả ở bên ngoài và bên trong cây. Cò thể tự pha hỗn hợp hoặc dùng các thuốc đã hỗn hợp sẵn.
Công ty Cổ phần Bình Điền – MeKong có 2 loại thuốc hỗn hợp phòng trị bệnh thán thư là thuốc Carmanthai 80 WP và thuốc Prodifad 300 EC.
Thuốc Carmanthai 80 WP là hỗn hợp chất Carbendazim và Mancozeb. Đây là những chất đặc trị nấm bệnh thán thư. Thuốc hỗn hợp có cả tác dụng tiếp xúc và nội hấp nên hiệu quả phòng trừ bệnh rất cao, kể cả với những cây bệnh thường gây hại nặng như dưa, ớt, xoài, điều, thanh long.  Chất Mancozeb còn cung cấp thêm các chất vi lượng Mangan và kẽm rất cần cho sự sinh trưởng và tăng sức kháng bệnh của cây. Thuốc hiện đăng ký phòng trừ bệnh thối quả xoài( do nấm thán thư). Tuy vậy muốn hạn chế tốt bệnh trên quả cần phòng trừ bệnh trên lá.
Thuốc Prodifad 300 EC là hỗn hợp 2 hoạt chất propiconazole và Difenoconazole. Thuốc hiện đăng ký phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa và rĩ sắt cà phê. Tuy vậy hai hoạt chất trên cũng là những chất có hiệu lực cao và cũng đã được đăng ký phòng trừ bệnh thán thư cho nhiều cây trồng, chủ yếu là các cây ăn trái và cây công nghiệp lâu năm.
Trên đây là những loại thuốc có chất lượng và hiệu quả tốt, được nhiều bà con nông dân các vùng sử dụng.

Nguồn: KS Nguyễn Mạnh Chinh – Công ty cổ phần Bình Điền – MeKong

Liên hệ