Trong vụ lúa Đông-Xuân 2015-2016, Công ty Cổ Phần Bình Điền Mekong có hợp tác với nông dân để thực hiện canh tác lúa sử dụng phân bón của công ty trên ruộng của nông dân ở địa bàn các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang và Kiên Giang trên diện tích mỗi điểm là 0,5 ha.
Các giống lúa được sử dụng trong mô hình là các giống lúa ngắn ngày như IR50404, IR4900, OM5451 và Jasmin 85. Thời gian xuống giống của các điểm bắt đầu từ giữa tháng 11/2015 đến cuối tháng 12/2015.
Bảng 1: Địa điểm, giống lúa và thời gian xuống giống của các mô hình.
Trong qui trình canh tác các hộ nông dân đã sử dụng phân bón của Công ty Cổ Phần Bình Điền Mekong với liều lượng khuyến cáo qua các giai đoạn như trong Bảng 2 bên dưới:
Bảng 2: Loại và lượng phân bón của công ty Cổ Phần Bình Điền Mekong cho cây lúa
– Công thức phân bón sử dụng trong mô hình là 100-55-48 (N-P2O5-K2O). Công thức này có hàm lượng N tương đương với công thức phân bón khuyến cáo cho vụ lúa Đông Xuân ở vùng Đông Bằng Sông Cửu Long cho lúa có thời gian sinh trưởng dưới 95 ngày là 100-60-40 (N-P2O5-K2O); Hàm lượng lân nguyên chất có thấp hơn, còn hàm lượng Kali thì có cao hơn công thức khuyến cáo. Bên cạnh các nguyên tố đa lượng NPK, phân BĐ-MK Silicate 01 và BĐ-MK Silicate 02 có chứa CaO và SiO và các nguyên tố trung vi lượng khác, khi bón với lượng phân bón như trên đã cung cấp một lượng tương đương với 7,2kg CaO và 7,2kg SiO cho một hecta đất lúa. Silic và Canxi là hai nguyên tố trung lượng rất quan trọng trong quá trinh sinh trưởng phát triển, giúp tăng tính chống chịu sâu bệnh để đảm bảo năng suất cho cây lúa.
Phân HCMK7, BĐ-MK Silicate 01 và BĐ-MK Silicate 02 |
Bên cạnh ruộng mô hình bón phân theo qui trình của công ty khuyến cáo, các hộ nông dân có diện tích 0,5 ha lúa khác sử dụng cùng giống và kỹ thuật canh tác giống như trong mô hình, còn phân bón thì sử dụng theo tập quán canh tác của người nông dân.
Kết quả thu hoạch thành phần năng suất và năng suất trong Bảng 3.1 cho thấy là số chồi hữu hiệu/m2 ở trên ruộng Mô Hình là 497 bông/m2, nhiều hơn so với ruộng của Nông Dân là 12,8%; chiều dài bông lúa trên ruộng Mô Hình là 22cm, dài hơn so với ruộng của Nông Dân là 2%.
Bảng 3.1: Số chồi hữu hiệu và chiều dài bông lúa trên ruộng Mô Hình và ruộng của Nông Dân.
Số liệu trong Bảng 3.2 thể hiện số hạt/bông lúa trên ruộng Mô Hình là 112 hạt/bông, nhiều hơn số hạt/bong ở ruộng của Nông Dân là 9,3%; Trọng lượng của 1000 hạt lúa (lúa tươi lúc thu hoạch) trên ruộng Mô Hình là 32.3 gam, nặng hơn trọng lượng 1000 hat ở ruộng của Nông Dân là 2,4%.
Bảng 3.2: Số hạt/bông và trọng lương 1000 hạt của lúa trên ruộng Mô Hình và ruộng của Nông Dân.
Trong Bảng 3.3. cho biết năng suất lúa ở trong mô hình sử dụng phân bón của công ty CP Bình Điền Mekong cho năng suất trung bình qua các điểm là 9.207kg/ha, trong khi đo năng suất trung bình qua các điểm ở trên ruộng bón phân theo Nông dân là 8.487kg/ha; Năng suất trên ruộng Mô Hình cao hơn trên ruộng của Nông Dân là 8.7%. Nguyên nhân dẫn đến năng suất lúa ở mô hình cao hơn trên ruộng của nông dân sự đóng góp của các thành phần năng suất như: số chồi hữu hiệu, số hạt/bông, trong lượng hạt
Bảng 3.3: Năng suất của lúa trên ruộng Mô Hình và ruộng của Nông Dân.
Các chỉ tiêu, chiều cao cây, tỉ lệ hạt chắc thu thập ở ruộng Mô Hình và ruộng Nông Dân gần tương đương nhau.
Tóm lại, trong canh tác lúa khi bón lót bằng phân HCMK7, bón thúc đợt 1 và 2 bằng phân BĐ-MK Silicate 01 và bón thúc lần 3 (bón đón đồng) bằng phân BĐ-MK Silicate 02 với liều lượng khuyến cáo của Công ty Cổ Phần Bình Điền Mekong góp phần làm tăng năng suất lúa Đông Xuân.
Nguồn: Công ty cổ phần Bình Điền – MeKong
Ths Nguyễn Thanh Triều