Chăm sóc cây mai sau tết

     Sau khi chưng chơi hết Tết, hoa tàn người ta thường đưa chậu mai ra sân, vườn để “dưỡng”, tận dụng chơi Tết sau. Trong thời gian “dưỡng”, cây tiếp tục phát triển, cành nhánh mọc thêm và vươn dài, không còn giữ thế đẹp như mới mua về.
Trừ một số ít người chơi mai có kinh nghiệm biết cách cắt tỉa uốn tạo cho cây có thế đẹp, còn lại nhiều người lúng túng không biết làm cách nào để vẫn giữ được tán, cây không mất sức sau một thời gian nuôi hoa.


Nguồn: Công ty cổ phần Bình Điền – MeKong

Cắt tỉa nhánh và loại bỏ những nụ, hoa còn lại
Sau khi ra hoa, cây thường mất sức do các chất dinh dưỡng phải tập trung nuôi hoa. Vì thế sau khi chưng chơi cây mai ngày Tết, cần lặt bỏ ngay những nụ, hoa còn lại và trái (nếu có) để cây không phải tốn kém chất dinh dưỡng nuôi những bộ phận này.
Đồng thời dùng kéo cắt cành, cắt bỏ bớt một phần của ngọn nhánh (việc làm này không những giảm bớt một số bộ phận để cây mai đỡ phải nuôi sau khi đã mất sức cho việc nuôi hoa, mà còn giúp tạo lại tán theo ý muốn). Tùy theo nhánh lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà phần cắt bỏ khoảng một tấc là vừa.

Bón phân, tưới nước
Bón thêm cho mỗi gốc một vài muỗng nhỏ NPK loại Đầu Trâu chuyên cho Mai và cây Kiểng 17-12-7 của Công Ty Cổ Phần Bình Điền-mekong (tùy theo cây mai lớn hay nhỏ mà tưới nhiều hay ít phân), tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây (nhớ là với những chậu mai được đặt trong nhà quá lâu phải đưa ra chỗ có nắng yếu vài ngày để chúng quen dần với “nắng gió” sau đó mới đưa ra ngoài nắng). Có thể phun thêm phân bón lá ĐT 501 của Công Ty Cổ Phần Bình Điền-Mekong để tạo thêm chất dinh dưỡng cho cành và lá giúp cành và lá mau đâm chồi, nẩy ngọn.

Chăm sóc cây mai sau 20 ngày cắt tỉa nhánh
Thời điểm này, cây sẽ ra tược mới ở dưới chỗ cắt, tược mới sẽ tạo cho cây có tán dày dặn. Trong quá trình chăm sóc nếu thấy có tược nào phát triển quá dài thì tỉa phớt nhẹ cho tán gọn gàng.
Khi tược mới dài khoảng trên 2 tấc, lá đã già thì dùng dây nhôm quấn quanh những tược phát triển không theo ý muốn rồi uốn kéo vào vị trí phù hợp, chỉnh sửa cho tán cây được tròn trịa.
Vào đầu mùa mưa mới bỏ bớt đất trong chậu để thay đất mới có nhiều dinh dưỡng hơn. Đất mới nên phối trộn một phần phân hữu cơ mục với một phần cám xơ dừa và hai phần tro trấu, tùy theo cây lớn hay nhỏ, cây tốt hay còi cọc… mà lượng đất moi ra nhiều hay ít để bổ sung đất mới cho phù hợp. Khoảng tháng10, tháng 11 âm lịch, tán cây mai đã định hình thì tháo bỏ dần dây nhôm. Khoảng trung tuần tháng Chạp, tiến hành lặt lá để cây mai ra hoa vào dịp Tết.
Cây mai thường bị một số loại sâu bệnh như: bù lạch hại lá non mới ra làm quăn, cháy lá; nhện đỏ gây hại từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm lá mất dinh dưỡng, chuyển dần sang màu nâu, ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp của cây chúng ta dùng Thuốc BTVT Đầu Trâu Bihopper 270EC của công ty cổ phần Bình Điền-Mekong để trị. Sâu ăn lá thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn lá non, lá bánh tẻ, cắn khuyết lá làm mất diện tích quang hợp khiến cây còi cọc ta dùng Thuốc BTVT Đầu Trâu BiSad 30EC của công ty cổ phần Bình Điền – Mekong để trị; bệnh nấm hồng gây chết cành; bệnh đốm đồng tiền ta dùng Thuốc BTVT Đầu Trâu VALIDAD của công ty cổ phần Bình Điền-Mekong để trị…vì thế phải kiểm tra cây mai thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp diệt trừ kịp thời.

Nguồn: Lý Hưng biên soạn và sưu tầm theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Liên hệ