Thời điểm tưới nước cho cây cà phê đạt hiệu quả cao

    Đặc điếm sinh học của cây cà phê có bộ rễ thường tập trung ở tầng đất mặt từ 0 đến 50 cm nên cây luôn cần nhu cầu nước cao để giúp cây phân hóa mầm hoa, phát triển kích thước quả và duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cà phê có nhu cầu nước cao và bà con thường tốn khả nhiều nhân công cũng như chi phí để tưới nước cho cây cà phê. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con nắm rõ các kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Thời điểm tưới nước lần đầu.
Thời điểm tưới nước lần đầu sau khi thu hoạch của cây là quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân hóa mầm hoa và tỷ lệ đậu quả của cây cà phê. Nếu tưới nước quá muộn sẽ khiến cây bắt đầu giới hạn chịu ẩm và làm cho cây cà phê khó phục hồi lại trạng thái như bình thường, cây sẽ bị héo và không thể phân hóa mầm hoa.

Mô hình tưới cà phê bằng béc đem lại hiệu quả cao hơn tưới tràn bồn

     Trong khi đó nếu tưới nước quá sớm cây sẽ không thể nở hoa tập trung khiến cây thụ phấn kém, năng suất thấp. Quả sẽ chín rải rác không tập trung thành một đợt khiến mất nhiều công thu hoạch hoặc không thu hoạch kịp thời khiến mọt đục quả nhiều. Tưới nước sớm còn khiến cây có khuynh hướng phát triển nhiều thân và lá, để đảm bảo lượng nước cho cây chúng ta phải tăng số lần tưới dẫn đến tăng thêm chi phí và cả lãng phí nước tưới.
Thời điểm tưới nước lần đầu thích hợp là khi cây dã phân hóa mần hoa đầy đủ và đã trải qua một thời gian khô hạn kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Thông thường ở Tây Nguyên thì thường tưới nước sau khi thu hoạch một tháng.
Bà con có thể quan sát mần hoa trên cành, nếu mần hoa đã xuất hiện đầy đủ ở các đốt cuối cùng trên cành thì có thể tiến hành tưới nước.

Nguyên tắc xác định lượng nước tưới và chu kỳ tưới.
Hiện nay, bà con trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên thường tưới nước theo kinh nghiệm và áp dụng chủ yếu hai hình thức tưới nước chính là tưới gốc và tưới phun mưa. Phương pháp tưới gốc thường tiêu tốn khá nhiều nước, vượt từ 300 đến 400 lít/gốc/1 lần tưới chính vì vậy còn khiến lãng phí nước, lượng nước tưới quá nhiều sẽ khiến độ phì nhiêu của đất bị mang đi theo lượng nước thừa và thấm sâu hơn độ hoạt động của rễ. Để xác định được đúng nhu cầu nước và chu kỳ tưới cho cây cà phê bà con có thể áp dụng nguyên tắc sau đây.
Đối với những loại đất có thành phần cơ giới nặng, bạn có thể tưới lượng nước nhiều hơn so với đất cat nhờ độ ẩm hữu hiệu cao hơn và có thể kéo dài chu ký tưới để tiết kiệm số lần tưới.
Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh số lần nước cho các chu kỳ tiếp theo. Nếu lượng mưa đạt từ 35 đến 40 mm thì có thể bỏ qua một lần tưới.
Chỉ nên tưới một lương nước vừa đủ để đưa độ ẩm đất tròng tầng đất từ 0- 50 cm, tức là trong phạm vi hoạt động của bộ rễ.

     Định lượng nước tưới cho cây cà phê ở Tây Nguyên
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện EaKmat thì lượng nước tưới cho vườn cà phê vô tính mới trồng có thể áp dụng như sau:
Đối với cà phê trồng mới: Lần tưới nước đầu tiên là 120 lít/gốc với chu kỳ 22 ngày 1 lần thì lần 2 tưới 160 lít/gốc và lần 3 là 200 lít một gốc.\
Đối với cà phê trong giai đoạn kiến thiết cơ bản: (năm 2 và năm 3) thì lượng nước tưới lần đầu là 240 lít/gốc với chu khì từ 22 đến 24 ngày/đợt tưới, lần 2 tưới 320 lít/gốc và lần 3 là 400 lít/gốc.
Đối với giai đoạn đầu kinh doanh: Chu kỳ một lần tưới là 25 ngày/đợt. Với lượng nước cho đợt 1 là 390 lít/gốc. Lượng nước cho đợt tưới lần 2 là 520 lít/góc và lượng nước cho đợt tưới lần 3 là 650 lít/gốc.
Khi cây đã bắt đầu vào giai đoạn kinh doanh thì lượng nước tưới cho mỗi đợt là từ 500- 600 lít/gốc. Mỗi đợt chênh lệch từ 21 đến 25 ngày.
Mô hình kỹ thuật này đã được áp dụng ở nhiều địa phương và cây cho năng suất từ 3- 4 tấn/ha. Phương pháp rất thích hợp với những tỉnh ở Tây Nguyên khi mùa khô thường kéo dài thì đảm bảo được lượng nước tưới, năng suất và chất lượng và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Nguồn: Công ty cổ phần Bình Điền – MeKong
Nguyễn Tri Hiếu (Sưu tầm)

Liên hệ