Cây khoai mì (sắn) có tên khoa học Manihot esculenta, là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây thường cao 1 – 2,5 m, đường kính tán 50 – 100 cm. Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Củ mì dài 20 – 50 cm, khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao. Khoai mì luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. Sử dụng sản phẩm của cây khoai mì tại Việt Nam, hiện giành cho xuất khẩu khoảng 33%, sản xuất tinh bột 37% và thức ăn chăn nuôi 30%.
Cây khoai mì có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ la tinh, điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam phù hợp cho cây khoai mì sinh trưởng tốt.
Trên thế giới, Việt Nam sản xuất khoai mì đứng hàng thứ 9 về sản lượng( FAO)
Diện tích, năng suất và sản lượngkhoai mì Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 |
Diện tích, năng suất, sản lượng sắn Việt Nam năm 2012 phân theo vùng kinh tế |
Chiều hướng diện tích sản xuất và sản lượng khoai mì gia tăng liên tục trong những năm qua đã dần xuất hiện những sâu bệnh và rủi ro cao trong canh tác khoai mì của nông dân. Hiện nay, Cây khoai mì không hoàn toàn là cây “dễ làm dễ ăn “ như bà con nông dân thường nói, vì đã xuất hiện những sâu bệnh nguy hiểm nếu không quan tâm kịp thời phòng trị có thể sẽ có những vụ mì mất trắng.
Những dịch hại đã gây cho cây khoai mì như rệp sáp, nhện đỏ, cháy lá do vi khuẩn, chổi rồng, bệnh thối củ… riêng bệnh thối củ mì ngày càng gia tăng mạnh, ở diện rộng hơn và phân bổ ra nhiều vùng, hiện là đối tượng quá nguy hiểm.
Ngoài bệnh thối nhũn củ do bị úng nước còn có loại bệnh thối củ khác, theo các nhà khoa học, bệnh thối củ khoai mì( không bị úng nước) do nhóm nấm Fusarium sp, Rhizoctonia sp, nhóm vi khuẩn Xanthomonas sp, Erwinia sp, Pseudomonas sp, bệnh xuất hiện trong điều kiện mưa nắng thất thường trong mùa mưa, khi bị bệnh mì mất năng suất( có những vụ mì năng suất giảm đến 40 – 50% và chỉ số bột thấp( ảnh hưởng đến giá bán)
Để hạn chế và ngăn ngừa bệnh thối củ mì, một số biện pháp bà con nông dân nên áp dụng:
– Chọn đất trồng mì ở những nơi cao không bị ngập úng cục bộ.
– Không chọn hom giống ở những vườn mì bị bệnh( hom khỏe)
– Vệ sinh đồng ruộng sau khi đã thu hoạch xong vụ mì, tốt nhất luân canh một vụ cây trồng khác sau đó như lúa, cây đậu hoặc cho đất nghỉ một thời gian.
– Khi trồng mới bón lót hữu cơ vi sinh( có VSV đối kháng Trichoderma, Pseudomonas putida ,…) như Phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu HCMK 7, Đầu Trâu HCMK 8. Sử dụng thường xuyên chế phẩm sinh học BIMA( Trichoderma sp) trong thời kỳ trước khi hình thành củ và giai đoạn thúc củ lớn.
– Bón phân NPK cân đối, không quá lạm dụng phân đạm nhất giai đoạn hình thành củ.
– Khi bị bệnh phun tưới thuốc trừ bệnh có gốc đồng, nhóm thuốc có Carbendazim( thuốc Carmanthai 80 WP), hoặc kasumin.
Nguồn: KS Huỳnh Anh Vũ – Công ty cổ phần Bình Điền MeKong