Hiện nay, cây hồ tiêu trồng ở Việt Nam chủ yếu tại vùng Tây nguyên, Đông Nam Bộ, một ít ở Phú Quốc và Quảng Trị…. Diện tích cả nước khoảng 80,000 ha và năng suất bình quân cả nước đạt 2,1 tấn tiêu khô/ ha, sản phẩm hồ tiêu có giá trị thuộc loại rất cao trong các loại nông sản của Việt Nam hiện nay, chủ yếu được dùng vào xuất khẩu. Vì mức thu nhập cao nên suốt thời gian dài vừa qua tốc độ tăng diện tích trồng mới hồ tiêu quá nhiều và nhanh, mức độ thâm canh cao liên tục chính vì thế nên khả năng gặp nhiều rủi ro, thách thức trong canh tác là rất lớn, khi trồng hồ tiêu để có một năng suất cao và hiệu quả là chuyện không đơn giản.
Trong những thách thức mà người trồng hồ tiêu phải đối mặt thì sâu bệnh hại là thách thức lớn nhất, qua thực tế cho thấy trên các vùng canh tác xuất hiện có tính sống còn của cây hồ tiêu hiện nay chủ yếu là bệnh chết nhanh( do nấm Phytophthora sp), bệnh chết chậm( do nấm Phythium sp, Fusarium sp,…) và tuyến trùng có nhiều vườn tiêu đã không có năng suất hoặc chết hoàn toàn rất nhanh trong thời gian ngắn, không ít nông dân đã phá sản do trồng tiêu.
Trên thị trường hiện nay đã có nhiều sản phẩm từ phân bón đến thuốc BVTV có tính phòng và trị những đối tượng gây hại trên, tuy nhiên vấn đề không hoàn toàn là hữu cơ và không có tính đa dụng. Theo các nhà khoa học, để trồng hồ tiêu có hiệu quả và bền vững phải áp dụng đồng bộ kịp thời tổng hợp nhiều giải pháp mà chủ yếu là giải pháp hữu cơ.
Theo tiến sỹ PGS Trần Thị Thu Hà, phó khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Huế, vi khuẩn đối kháng Pseudomonas putida là vi khuẩn bản địa được phân lập ở Việt Nam có khả năng kháng, phân giải bào tử động của nấm Phytophthora capsici, Phytophthora infestans, Phythium spp., đối kháng với nấm Aspergillus niger, Fusarium spp. và tuyến trùng. Bên cạn đó vi khuẩn P. putida còn có khả năng tiết ra chất kích thích sinh trưởng Indole Acetic Acid (IAA) cho cây trồng. Chế phẩm hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma được lên men theo công nghệ Nhật Bản và có bổ sung vi sinh vật bản địa nấm đối kháng Trichoderma asperellum. Nấm này được phân lập từ đất trồng tiêu và đã được công bố có khả năng tiết enzyme ngoại bào chitinase có hoạt tính mạnh có khả năng phân giải lớp vỏ chitin của tuyến trùng và trứng tuyển trùng nên hạn chế được mật số tuyến trùng hại hồ tiêu khi bón vào đất. Bên cạnh đó, chủng nấm đối kháng Trichoderma asperellum còn có khả năng ức chế sợi nấm và sự hình thành hạch nấm Sclerotium rolfssi và Rhizoctonia solani điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giảm áp lực nguồn bệnh trên đồng ruộng.
Năm 2015, Công ty Cổ phần Bình Điền – MeKong đã hợp tác với Trường Đại học Nông Lâm Huế trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học của TS. PGS Trần Thị Thu Hà thông qua chương trình sản xuất những sản phẩm phân hữu cơ vi sinh như Đầu Trâu HCMK 7, Đầu Trâu HCMK 8 và Đầu Trâu HCMK 8 Plus.
Phân hữu cơ vi sinh cao cấp Đầu Trâu HCMK 8 plus có thành phần hữu cơ tinh khiết18%( axit humic + axit fulvic > 3%), loài vi khuẩn đối kháng Pseudomonas putida, loài nấm đối kháng Bokashi – Trichoderma và NPK 5%, sản phẩm này có tác dụng:
– Cung cấp dinh dưỡng cho hồ tiêu và các cây trồng khác
– Cải tạo đất trồng, hạn chế tác hại độ chua của đất
– Tăng khả năng hấp thu phân cô cơ của cây tiêu
– Ngăn ngừa bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu
– Phòng và trừ tuyến trùng hại rễ tiêu.
Qui cách đóng bao: 5 kg và 10 kg.
– Đầu Trâu HCMK 8 Plus đã bán rộng rãi và nhận được sự tin dùng cao của nông dân trong thời gian qua.
– Đầu Trâu HCMK 8 Plus một sản phẩm hữu cơ đa năng cho hồ tiêu hiện nay.
Nguồn: KS Huỳnh Anh Vũ
Công ty cổ phần Bình Điền – MeKong