Cây đu đủ cao sản cho năng suất và chất lượng trái tốt, hiện nay là một trong số cây ăn quả ngắn ngày sau 7-8 tháng cho thu hoạch và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đu đủ có thể trồng đại trà trên đồng ruộng và trồng ở nhà trong chậu/bao tải/thùng xốp ở ban công, sân thượng vẫn cho trái đạt năng suất và chất lượng.
I.Trồng đu đủ ngoài đất
1/ Nguồn gốc giống
- Giống đu đủ Vương Phi ruột vàng và Hồng Phi ruột đỏ của Đài Loan XUẤT XỨ của Đài Loan hoặc đu đủ lùn của Thái và đu đủ da vàng.
- Giống này thích hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
- Trái dạng tròn dài, nặng trung bình từ 1,5-2 kg, cây cho trái rất sai, trái có độ đường cao, thịt dày, chắc, màu vàng cam/đỏ, ít hạt. Thu hoạch sau khi trồng: 7-8 tháng.
- Đặc biệt đu dủ da vàng rất được thị hiếu vào dịp tết và hiệu quả kinh tế cao hơn các giống khác, trồng vào tháng 4-5 kịp dịp tết.
2/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Ngâm hạt giống trong nước ấm (pha 2 sôi + 3 lạnh) trong 3-4 giờ, vớt ra rửa lại cho sạch đem ủ trong vải sạch cho nứt nanh rồi đem gieo vào bầu nilon kích thước 10-12 x 7-10 cm sử dụng đất sạch, phân hữu cơ sinh học MK.Bio-Humic (MK N.3) hoặc phân hữu cơ vi sinh MK8 của Công ty Cổ phần Bình Điền-MeKong và một ít trấu hun (Tỉ lệ 3:1:0,5) hoặc gieo trực tiếp trên đất, cây mọc cao 15-20 cm đánh ra trồng
Hình 1: Phân hữu cơ sinh học MK.Bio-Humic (MK N.3) và Phân hữu cơ vi sinh MK8 dùng bón lót cho cây đu đủ cao sản
Hình 2: Phân Đầu Trâu BĐMK NPK 17- 15- 7+TE, Đầu Trâu BĐMK NPK 15 – 7 – 17 +TE dùng bón thúc cho cây đu đủ cao sản
Thời vụ:
- có thể trồng quanh năm nhưng nên tập trung vào các thời điểm: trồng tháng 3-4,5 để thu hoạch vào dịp tết, trồng tháng 9-10 để thu hoạch vào tháng 7-8 năm sau.
- Khoảng cách trồng: cây cách cây 1,5 mét và hàng cách hàng 2 – 2,5 mét.
- Đất trồng được đánh lên líp, đào hố đất có chiều rộng, sâu 30-40cm, x30-40cm
Bón phân
- Bón lót: mỗi hố bón 1-2 kg phân hữu cơ sinh họcBio-Humic (MK N.3) hoặc phân hữu cơ vi sinh MK8 + 50 gam phân khoáng NPK 17-15-7+TE của Công ty Cổ phần Bình Điền-MeKong. Tiến hành bón lót trước, trộn và lấp đất trước khi trồng.
- Bón thúc phân: cho cây đu đủ cao sản với liều lượng như sau:
- Sau 1 tháng trồng: 50-100 gam Phân bón Đầu Trâu BĐ-MK NPK 17-15-7+TE của Công ty Cổ phần Bình Điền-MeKong.Pha trong nước tưới hoặc đưa vào hệ thống tưới nhỏ giọt.
- Sau khi trồng 2-3 tháng : Lượng phân bón cho 1 cây: 50-100 gam/1 lần (Tháng bón 1 lần).
- Cây từ 4-7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 100-150 gam Phân khoáng NPK 15-7-17+TE của Công ty Cổ phần Bình Điền-MeKong (Bón 1 tháng 1 lần).
- Tháng thứ 5-6 bón bổ sung 1-1,5kg phân hữu cơ sinh học MK.Bio-Humic (MK N.3) hoặc phân hữu cơ vi sinh MK8 và kết hợp 100-200 gam vôi bột rải xung quanh gốc và vun gốc.
- Có thể phun thêm phân bón lá có Mg hoặc Bo để hạn chế rụng quả như Phân bón lá Đầu Trâu MK NPK 15-5-40 của Công ty Cổ phần Bình Điền-MeKong. Phun định kỳ 3-4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.
Chăm sóc:
- Tưới nước: Đu đủ tuy cần nhiều nước nhưng lại sợ bị ngập úng và dễ chết do úng nước. Do đó cần cấp đủ nước vào mùa nắng và chủ động tiêu nước vào mùa mưa (Lên luống cao cho thoát nước).
- Tủ gốc: Khi thời tiết nắng gắt, nên dùng rơm rạ hoặc cỏ khô để ủ quanh gốc nhằm giữ độ ẩm và duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây, đặc biệt là cây con.
- Bón phân Đầu Trâu BĐMK NPK 20-5-25+TE của Công ty Cổ phần Bình Điền-MeKong có thể đưa vào hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới và hoà nước tưới.
- Phân hữu cơ sinh học Bio-Humic (MK N.3) hoặc phân hữu cơ vi sinh MK8 có tác dụng phòng ngừa bệnh thối rễ cây đủ đủ và hàm lượng humic trong phân làm tang độ ngọt cho quả và tỉ lệ đậu quả cao.
II.Trồng đu đủ trong Chậu/Thùng xốp/bao tải trên ban công hoặc sân thượng
- Chậu trồng đu đủ phải có lỗ thoát nước tốt, không được để đọng nước rễ sẽ bị thối hoặc sinh nấm làm cây chết.
- Chậu/thùng càng to càng tốt để bộ rễ phát triển thoải mái, cây hút được nhiều chất dinh dưỡng sẽ to khỏe ra nhiều hoa đậu nhiều quả. Nên chọn loại chậu to (đường kính trên 60 cm, cao 40-45 cm) để bộ rễ đủ không gian phát triển.
- Cách bón phân giống như trồng ngoài đất nhưng cho lượng ít hơn ½ và tưới nước sau bón để phân tan hoặc hoà tan trong nước rồi tưới.
PGS. TS. Trần Thị Thu Hà
Trường Đại Học Nông Lâm Huế – Tranha72@gmail.com